Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Thất niệm

là mất niệm đang làm, thất niệm là mất tỉnh giác, mất tỉnh giác tức là mê, mê còn gọi là quên. Cho nên, tu tập mà để thất niệm là tu sai, tu suốt đời cũng chẳng có ích lợi gì. Thất niệm có hai trạng thái khác xen vào:

1- Quên mất niệm hành động của thân, xen vào những vọng tưởng, nghĩ ngợi chuyện thế gian (bị vọng niệm).

2- Quên mất niệm hành động của thân (vô ký) hành động theo thói quen, không nhớ, hay quên. Quên mất niệm là quên pháp như lý tác ý, quên pháp như lý tác ý là ý thức chìm thì tưởng thức hoạt động, sẽ rơi vào Thiền tưởng.

Mất niệm tức là sống ở trong niệm ác. Người ở đời thường hay để mất niệm. Ví dụ 1: Có một người tức giận một điều gì mà chửi mắng người kia; người kia tức giận chửi mắng lại người nọ. Người tức giận chửi mắng lại người khác là người thất niệm.

Còn người trú niệm thì không tức giận mà tâm hồn luôn thanh thản, an lạc và vô sự, xem như không có điều gì xảy ra. Ví dụ 2: Cơ thể bị bệnh đau nhức khổ sở vô cùng, như đau ruột thừa. Người bị bệnh thất niệm thì rên la khổ sở, còn người không thất niệm (trú niệm) thì tâm thanh thản, an lạc và vô sự xem như cơn đau chẳng có liên hệ gì đến mình.

Theo nghĩa của Phật Giáo thì người trú niệm là luôn luôn ở trong tâm bất động còn người thất niệm thì luôn luôn ở trong tâm dao động. Người trú niệm thì tâm hồn luôn thanh thản, an lạc và vô sự. Người trú niệm là luôn luôn ở trong tâm bất động còn người thất niệm thì luôn luôn ở trong tâm dao động.

Có nhiều cách trú niệm:

1.- Trú niệm trên Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu.

2.- Trú niệm trên 18 đề mục hơi thở.

3.- Trú niệm trên bước đi (kinh hành).

4.- Trú niệm trên thân hành (Thân Hành Niệm).

5.- Trú niệm quán vô lậu.

6.- Trú niệm thư giản.

Gợi ý